Trang chủTin tứcTrung bình mỗi người Việt mua sách chưa đến 50.000 đồng/năm

Trung bình mỗi người Việt mua sách chưa đến 50.000 đồng/năm

Số liệu người Việt mua sách được các diễn giả nêu ra tại buổi lễ ra mắt ban điều hành Đường sách TP Cao Lãnh và Tọa đàm nâng cao văn hóa đọc tại tỉnh Đồng Tháp.

Tại sao số người dân mua sách chưa cao?

Sáng 12-2, trong khuôn viên Đường sách TP Cao Lãnh, bà Hồ Huệ Thu Hằng – trưởng Phòng văn hóa thông tin TP Cao Lãnh, Đồng Tháp – cho rằng để có được một không gian đậm chất văn hóa đọc đòi hỏi có sự đầu tư, công sức và tâm huyết của người tham gia tổ chức thực hiện. 

“Đường sách từ khi đi vào hoạt động là nơi giao thoa giữa không gian văn hóa, khơi gợi, tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha ta. Về lâu dài đường sách góp sức tạo thêm không gian văn hóa đọc, là nơi để tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần vào sự phát triển của quê hương và con người đất sen hồng”, bà Hằng nói.

Trong khuôn khổ buổi lễ diễn ra Tọa đàm nâng cao văn hóa đọc ở tỉnh Đồng Tháp, các diễn giả đã có kiến nghị, giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong gia đình, trường học và cộng đồng.

người Việt mua sách
Ông Lê Hoàng – Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam – chia sẻ tại buổi tọa đàm nâng cao văn hóa đọc tại tỉnh Đồng Tháp

Người dân mua sách ra sao?

“Văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc thể hiện ở mỗi cá nhân như thế nào? Vai trò của Nhà nước trong phát triển văn hóa đọc?” – ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đặt vấn đề trong buổi tọa đàm.

Theo ông Hoàng, hiện Nhà nước rất quan tâm, khuyến khích phát triển văn hóa đọc từ bộ ngành trung ương đến địa phương cho thấy tầm quan trọng của việc đọc sách đối với phát triển xã hội.

“Theo số liệu thống kê, ngành xuất bản sách năm qua đạt doanh thu khoảng 4.000 tỉ đồng, tương đương 180 triệu USD, số tiền chi cho sách chỉ khoảng 2 USD/người mỗi năm (chưa đến 50.000 đồng/năm). 

Trong khi đó, số liệu năm 2019 tại Thái Lan doanh thu ngành xuất bản sách ước 650 triệu USD, tại Hàn Quốc là 5 tỉ USD/năm (tức trung bình mỗi người dân chi 100 USD/năm để mua sách)”, ông Hoàng nói.

Ông Hoàng cũng đề nghị mỗi gia đình cần một tủ sách, mỗi trường học có tiết đọc sách. Mặc dù chậm, nhưng ngành xuất bản sách vẫn có dấu hiệu đi lên, thói quen mua sách, đọc sách của người dân dần thay đổi.

“Chúng tôi muốn phối hợp, tiến cử một danh mục sách theo chủ đề để các bậc cha mẹ đọc cùng với con, các thầy cô có tư liệu giảng dạy và những người cần có thể tìm được nguồn tài liệu phù hợp”, ông Hoàng kiến nghị.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI