Trang chủTin tứcTại sao nhà văn càng viết hay càng thất bại?

Tại sao nhà văn càng viết hay càng thất bại?

Tờ New York Times đã chia sẻ một đoạn trích trong cuốn “On Writing and Failure: Or, On the Peculiar Perseverance Required to Endure the Life of a Writer” của Stephen Marche.

Theo Stephen Marche, có một nghịch lý trong nghề viết văn: Công chúng chỉ nhìn thấy các nhà văn khi họ chiến thắng mà không thấy được cuộc đời của họ phần lớn chìm trong thất bại. Cuốn sách cũng giải mã lý do các nhà văn càng viết hay càng thất bại.

Đây cũng là lý do trong những khoảnh khắc đắc thắng hiếm hoi, các nhà văn luôn trông hơi lạc lõng, ví dụ tạo dáng trên tạp chí trong bộ trang phục nửa vời với mái tóc xù, tuyệt vọng cập nhật lại những đánh giá tích cực nhất về họ trên Instagram, hoặc tại các buổi lễ trao giải viết lách thì nụ cười có phần gượng gạo. 

nhà văn càng viết hay càng thất bại
Sự nghiệp của các nhà văn vĩ đại không chỉ có mỗi thành công.

Gian lao nghiệp viết

Câu chuyện mọi người thường nghe trong ngành là thất bại dẫn đến thành công: từ thấp vươn lên cao, từ kiên trì rồi đến thành công và càng đấu tranh thì càng gặt hái được nhiều. Một ví dụ mọi người thường nói là J.K. Rowling đã sáng tác cuốn Harry Potter đầu tiên trong quán cà phê và vào thời điểm đó, Rowling chỉ là một bà mẹ đơn thân thất nghiệp phụ thuộc vào phúc lợi xã hội.

Nhưng theo đánh giá của Stephen Marche, số lượng những nhân vật thành công như vậy không nhiều. Có rất nhiều nhà văn, vào các thời điểm khác nhau của sự nghiệp, đã tự hỏi: Liệu hiện tại có phải là lúc không nên trở thành một nhà văn?

Một phần của vấn đề nằm ở chính thời kỳ hiện tại. Hòa bình và sự thịnh vượng tương đối của thời kỳ hậu chiến đã khiến nhiều tổ chức văn học bị ru ngủ trong yên bình và trở nên suy thoái. Sự khó khăn của các nhà văn cũng đang lan rộng do những thay đổi về công nghệ và xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát.

Chữ viết của hiện tại cũng là một quá trình chuyển đổi liên tục và không ngừng. Chữ in đang thoái lui và chữ số thì ngày càng phát triển. Mỗi quá trình chuyển đổi đều cần sự bắt đầu lại, đánh giá lại, tìm kiếm sự công nhận và sau đó là thất bại. Để tồn tại, các nhà văn trẻ ngày nay sẽ phải sống qua nhiều lần xét lại họ là ai và họ làm gì. Phương thức diễn đạt và bản sắc của các nhà văn có thể phải thay đổi vài lần.

Trong khi đó, đời viết lách của thế hệ nhà văn mới lại hoàn toàn khác. Sự hỗn loạn của thời đại hiện đại đã giúp thế hệ nhà văn mới được va chạm với nhiều điều. Lịch sử từng ghi nhận nhiều thế hệ nhà văn tài năng ra đời trong những hoàn cảnh như vậy.

Ví dụ James Joyce vào năm 1912. Khi đó ông mới bước sang tuổi 30, đang sống lưu vong ở Italy cùng người vợ Nora Barnacle và một vài đứa con. Chủ nhà đe dọa sẽ đuổi ông vì nợ tiền thuê nhà. Trong cơn tuyệt vọng, ông nộp đơn xin việc dạy tiếng Anh tại một trường cao đẳng kỹ thuật địa phương, nhưng không có đủ bằng cấp cần thiết và phải dự một kỳ thi ở Padua để lấy bằng sư phạm. Lịch sử văn học đã cho thấy Joyce, đến thời điểm này, đã viết Dân Dublin và phần lớn cuốn Chân dung chàng nghệ sĩ, phải cố gắng chứng minh với ban giám hiệu tại trường rằng ông hiểu tiếng Anh rõ như thế nào.

nhà văn càng viết hay càng thất bại
James Joyce hiểu rõ sự thất bại của nghiệp văn chương. Ảnh: NYT.

Có thể thấy năng lực của một nhà văn và sự nghiệp của họ đôi khi không liên quan với nhau. Điều này có thể thấy rõ trong sự nghiệp của Herman Melville. Cuốn sách đầu tiên của ông là Typee: A Peep at Polynesian Life không có nhiều nội dung nhưng lại là một cuốn sách bán chạy. Còn cuốn sách cuối cùng của ông là Billy Budd, một kiệt tác nhưng ông thậm chí không thể tự xuất bản được. Ông càng viết hay thì lại càng thất bại. Sau khi ông qua đời, bản thảo Billy Budd nằm trong hộp bánh mì và chỉ gia đình ông biết. Tác phẩm này chỉ được xuất bản 33 năm sau đó.

Vận đen có ích hơn vận may

Cùng quan điểm này, Boethius đã viết vào thế kỷ thứ sáu: “Tôi nghĩ vận đen có ích cho một người hơn là vận may. May mắn dường như luôn mang lại hạnh phúc nhưng lại lừa dối bạn bằng nụ cười dễ chịu. Trong khi đó, vận rủi luôn thành thật bởi vì bằng cách khiến chúng ta thay đổi, vận rủi thúc đẩy sự thay đổi thực sự của bản thân”.

Boethius đã nhận ra điều này khi viết Consolation of Philosophy sau khi ông bị bịa đặt rằng có liên quan tới một âm mưu chống lại vua Goth Theodoric và sau đó ông bị cầm tù rồi bị kết án tử hình. Cho đến thời điểm đó, ông là một người may mắn, một thành viên nổi bật của một gia đình quý tộc, một thần đồng, người đứng đầu toàn bộ nền công vụ La Mã trong một khoảng thời gian. Hai con trai của ông trở thành chấp chính quan trong cùng một ngày – điều vinh dự lớn đủ cho cả một cuộc đời.

Nhưng chỉ sau khi ngã ngựa, ông mới thật sự viết nổi cuốn Consolation of Philosophy. Theo một số lời kể, những người cai ngục của Boethius đã tra tấn ông bằng cách buộc một sợi dây quanh thái dương và kéo cho đến khi mắt ông lòi ra khỏi đầu và trói ông cho đến chết.

nhà văn càng viết hay càng thất bại

Cũng không hiếm thấy sự thất bại của nhiều vĩ nhân. Socrates, Khổng Tử đều thất bại. Thất bại của họ thậm chí còn là lớn nhất. Nhà triết học vĩ đại không thể thuyết phục để thoát khỏi cuộc hành quyết của chính mình. Học giả vĩ đại nhất về chính trị thực tiễn chỉ giữ chức vụ trong một thời gian ngắn và không thể kiếm được việc làm. Trong khi Chúa Jesus nói về tình yêu thương thì bạn bè đã phản bội ông, còn chính quyền đã đóng đinh ông.

Trong khi các nhà văn giỏi hay đưa ra lời khuyên thì các đại văn hào lại gửi đến lời chia buồn. Nhà văn là những sinh vật đặc biệt với những thất bại nhưng lại ẩn chứa thành công và những thành công thì lại tiềm ẩn thất bại. Sự phân định thắng – bại mỏng manh đến mức bạn có thể đưa chúng ra ánh sáng và nhìn xuyên thấy chúng.

Theo Zingnews

Đọc thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI