Trang chủNổi bậtGiao thừa là gì? Việc nên làm trước và trong đêm giao...

Giao thừa là gì? Việc nên làm trước và trong đêm giao thừa để được may mắn cả năm.

Giao thừa là gì? Những điều nên làm và không nên làm trước và trong đêm giao thừa để nhận được may mắn cả năm.

Giao thừa là thời khắc quan trọng trong văn hóa phương Đông. Những hoạt động trong đêm giao thừa sẽ ảnh hưởng đến tình hình một năm sắp tới. Cùng tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm để có một năm mới như ý.

Giao thừa là gì và ý nghĩa của đêm giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Theo phong tục Tết cổ truyền Việt Nam, đêm giao thừa diễn ra vào đúng 12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp theo lịch Âm, hoặc rơi vào ngày 29 nếu là tháng thiếu.

Đêm giao thừa chuyển giao giữa năm Nhâm Dần và năm Quý Mão sẽ rơi vào thứ 7 ngày 21 tháng 1 năm 2023 theo lịch dương.

Trong văn hóa Việt Nam, đây là thời khắc linh thiêng, khi trời đất giao hòa, âm dương hòa hợp và sức sống mãnh liệt.

Vào thời khắc này, các gia đình sẽ quây quần bên nhau, làm lễ cúng gia tiên, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và cầu một năm mới bình an, may mắn.

Những điều nên làm trước đêm giao thừa

Trong văn hóa Việt cũng có những quan điểm tin rằng thực hiện một số việc sau trước đêm giao thừa sẽ giúp tiễn một năm đã qua và đón chào một năm mới nhiều điều hứa hẹn:

1. Dọn dẹp nhà cửa

Theo quan niệm truyền thống, lau dọn nhà cửa sạch sẽ cuối năm là xóa sạch, tẩy rửa đi những điều không may ở năm cũ và để đón chờ một năm mới nhiều điều tốt đẹp. 

Những việc nên làm trước giao thừa
Dọn dẹp nhà cửa. Ảnh: Internet.

Cùng với đó là quan niệm không được quét nhà 3 ngày Tết mùng 1, 2, 3 để tránh quét đi những may mắn, tài lộc. Vì vậy, việc dọn dẹp, tẩy uế cho ngôi nhà trước thềm năm mới càng quan trọng để sẵn sàng đón những tài lộc và các vị khách tới thăm.

2. Tích trữ nước trong nhà

Với ý nghĩa Tiền vào như nước, ông bà ta xưa thường đổ đầy các bể, chum, vại trong nhà trước khi bước sang năm mới. Vì vậy, đừng quên kiểm tra các bể chứa trong nhà đã đầy nước hay chưa trước đêm giao thừa nhé.

3. Sắm cây và hoa chơi Tết

Việc sắm các loại cây chơi Tết như hoa mai, hoa đào, quất,… mang ý nghĩa sẽ mang lại phúc khí, an lành, thịnh vượng cho gia đình. Ngoài ra, hương sắc rực rỡ của các loại cây, loài hoa này cũng tô điểm cho không khí Tết nhà bạn thêm rộn ràng.

Những việc nên làm trước Tết
Những loại hoa chơi Tết. Ảnh: Internet

4. Sửa chữa hoặc loại bỏ các đồ vật bị hư hỏng

Các đồ vật trong gia đình bị hư hỏng, sứt mẻ nên đem đi sửa chữa hoặc vứt bỏ trước đêm giao thừa. Sắm sửa những đồ vật mới và sửa chữa đồ hỏng cũng là cách để năm mới thêm trọn vẹn, may mắn.

Những việc nên làm trước đêm giao thừa
Sửa chữa hoặc vứt bỏ đồ bị hỏng. Ảnh: Internet

5. Thanh toán hết các khoản vay, nợ của năm cũ

Theo quan điểm về tâm linh, phong thủy, các khoản nợ từ năm cũ sang năm mới sẽ làm suy giảm vượng khí. Khi đó, năm mới sẽ dễ lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu, không thu hút được thêm tài lộc.

Nếu chưa có khả năng chi trả toàn bộ, thanh toán trước một phần nợ trong năm cũ cũng giúp thu hút thêm được vận may.

Những điều nên làm trong đêm giao thừa

1. Cúng giao thừa

Đây là một nghi thức không thể thiếu trong đêm giao thừa. Theo các chuyên gia phong thủy, thời gian cử hành lễ cúng giao thừa là giờ Tý tức là từ 11 giờ đến 1 giờ. Khoảng thời gian này sẽ bao hàm 1 giờ của năm cũ và 1 giờ của năm mới, quan đương niên năm cũ sẽ giao lại công việc cho đương niên năm mới tiếp nhận. 

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Cúng giao thừa. Ảnh: Internet

Tùy vào văn hóa các vùng miền mà lễ vật và cách bày trí khác nhau, tuy nhiên đều mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới nhiều điều tốt đẹp và may mắn.

Gia chủ sẽ làm các lễ khấn, sám hối trước các thần linh, tổ tiên, mời các ngài về thụ lễ, ăn Tết với con cháu và cầu mong một năm mới may mắn, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.

2. Mở toàn bộ cửa trong nhà

Theo quan niệm phong thủy, vào thời khắc giao thừa, gia chủ nên mở toàn bộ của trong nhà. Từ cửa sổ đến của ra vào, với ý nghĩa xua đuổi những điều không tốt trong năm cũ ra khỏi nhà và đón chờ những điều tốt đẹp trong năm mới tới.

3. Cùng ăn bữa cơm tất niên bên gia đình

Đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình nên quây quần bên nhau, cùng ăn bữa cơm đoàn viên, chia sẻ về những câu chuyện năm cũ và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Gia đình cùng quây quần ăn mâm cơm giao thừa. Ảnh: Internet

4. Chọn hướng xuất hành

Theo người phương Đông, hướng và giờ xuất hành đầu tiên trong năm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể mang lại may mắn cho cả năm mới hoặc ngược lại. Vì vậy, sau khi cúng gia tiên, mọi người sẽ xem giờ và hướng phong thủy để xuất hành cầu may mắn cho bản thân và gia đình trong năm mới.

5. Đặt chổi ra ngoài vào thời khắc giao thừa

Vào thời khắc giao thừa, việc mang chổi ra ngoài được cho rằng sẽ giúp xua đuổi đi những xui xẻo và năng lượng xấu ra khỏi nhà.

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Nên để chổi ra bên ngoài trong đêm giao thừa. Ảnh: Internet

6. Xông đất

Xông đất là một tục lệ lâu đời và vẫn luôn được duy trì đến nay. Người xông đất là người đầu tiên đến gia đình chúc Tết, có thể là ngẫu nhiên hoặc do gia chủ lựa chọn trước sao cho hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ.

Xông đất là việc rất được coi trọng trong văn hóa Việt, vì mọi người tin rằng người xông đất hợp tuổi sẽ mang lại bình an, phúc lộc cho cả năm mới.

7. Mua muối vào đêm giao thừa

Các cụ có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, đây là tục lệ đã có từ lâu và vẫn được người dân tin tưởng và làm theo. Quan niệm truyền thống cho rằng mua muối đầu năm sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, đồng thời giúp gắn kết tình cảm gia đình, mọi thành viên hòa thuận, khỏe mạnh.

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Mua muối. Ảnh: Internet

8. Mặc quần áo mới có màu sắc tươi sáng

Vào đêm giao thừa, mọi người nên mặc quần áo mới sáng màu, đặc biệt là màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Theo đó, các màu sắc tươi sáng, bầu không khí vui tươi sẽ giúp thu hút vận may, điều tốt lành đến cho gia đình.

9. Chúc Tết

Khi bước sang năm mới, mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa. Đặc biệt vào thời khắc giao thừa khi đất trời, âm dương hòa hợp tạo ra nhiều nguồn năng lượng lớn giúp những lời cầu chúc thành hiện thực. Do đó, vào thời khắc này, chúng ta nên gửi đến những người thân yêu những lời cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công.

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Chúc Tết. Ảnh: Internet

10. Lì xì, mừng tuổi

Một trong những phong tục trong đêm giao thừa được nhiều trẻ em yêu thích là mừng tuổi hay còn gọi là lì xì Tết. Theo tục lệ thì người lớn sẽ mừng tuổi các bé nhỏ với những đồng tiền mới hoặc cho vào phong bì lì xì màu đỏ. 

Tiền mừng tuổi ít hay nhiều đều không quan trọng, vì đây là lời chúc năm mới của mọi người dành cho nhau. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ năm mới sức khoẻ, trường thọ. Ông bà sẽ chúc các cháu mạnh khỏe, học hành thành đạt, nhiều may mắn trong công việc. 

11. Đi chùa, đền, miếu để cầu bình an

Vào đêm giao thừa, mọi người cũng thường đến chùa, đền, miếu để cầu xin thần linh phụ hộ cho gia đình một năm bình an, sức khỏe và may mắn.

Những việc nên làm trong đêm giao thừa
Người Việt tại Mỹ nô nức đi chùa đêm giao thừa. Ảnh: Internet

12. Hái lộc

Theo như quan niệm dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm, thì mọi người sẽ ra vườn chùa để bẻ một cành lá, còn được gọi là Hái lộc. Với ý nghĩa là mang lộc từ Thần Phần về nhà, cành lộc được hái sẽ trưng trước bàn thờ gia tiên đến khi nào tàn khô. 

13. Hương lộc

Khi lễ cầu an, sẽ có nhiều người không hái lộc mà sẽ chuyển sang xin hương lộc, bằng cách đốt 1 nén hương rồi mang tàn hương về cắm vào bình hương của gia đình. Ngọn lửa là biểu tượng của sự phát đạt, đã được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho gia đình phát đạt, khỏe mạnh quanh năm. 

Những điều khiêng kỵ 

  • Tránh xung đột mâu thuẫn vào thời điểm giao thừa và năm mới nên tránh những cuộc cãi vã, gây gổ, đánh mắng trẻ nhỏ. Vì những việc này sẽ gây tổn thương, bất đồng trong gia đình, đồng thời xua đuổi tài lộc, đem đến vận đen cho gia đình.
  • Mâm cúng gia tiên xuất phát từ sự thành tâm, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền nhưng không được quá sơ sài. Phải có một số lễ vật cơ bản như hương, đèn, trà, rượu, muối, gạo, mâm ngũ quả, xôi, bánh chưng,…
  • Tránh làm rơi, vỡ đồ đạc, tạo ra tiếng động lớn trong nhà vì sự rơi vỡ bị xem như một vận hạn trong năm mới.
  • Không nên soi gương vào đêm 30 Tết vì theo quan niệm xưa cho rằng làm vậy sẽ dễ nhìn thấy ma quỷ trong đêm, khiến cả năm gặp nhiều điều xui xẻo.

Xem thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI