Trang chủTin tứcLucid dream - Chúng ta có thể tỉnh khi đang mơ?

Lucid dream – Chúng ta có thể tỉnh khi đang mơ?

Chúng ta quên hầu hết những giấc mơ khi tỉnh dậy. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt, bạn có thể nhớ rõ và điều khiển giấc mơ của mình khiến nó chân thật đến mức như thể xảy ra trong đời thật.

Trong hầu hết các giấc mơ, chúng ta thường trải qua trạng thái mộng mị, bị cuốn theo những sự việc mơ hồ, kỳ lạ. Không chỉ vậy, chúng ta thường chỉ ý thức được đó là một giấc mơ sau khi tỉnh dậy.  

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta hoàn toàn “tỉnh” trong mơ. Những giấc mộng mà bạn ý thức được đó chỉ là mơ và hoàn toàn có thể kiểm soát chúng được gọi là “lucid dream” hay “giấc mơ sáng suốt”. Lucid dream được coi là một trải nghiệm thú vị, bởi lẽ, ý thức và cảm xúc của bạn hoạt động mạnh mẽ khi ngủ, thậm chí bạn có thể kiểm soát ở một mức độ nhất định giấc mơ của mình ví dụ như quyết định hành động của bạn, hay thay đổi bối cảnh, sự kiện theo ý muốn. Do đó, giấc mơ tỉnh là một “miền đất tự do” của tâm trí.

lucid dream

Lịch sử nghiên cứu lucid dream

Hiện tượng hay đã được ghi chép lại từ xa xưa trong nhiều văn bản Hy Lạp cổ. Trong văn hóa phương Đông, từ lâu, các Phật tử Tây Tạng và Bonpo cũng đã luyện tập “dream yoga” để duy trì nhận thức khi đang mơ. Năm 1913, tác giả và bác sĩ tâm thần người Hà Lan Frederik van Eeden đã đặt ra thuật ngữ “lucid dream” trong bài báo “Một nghiên cứu về giấc mơ” (A Study of Dreams). Khái niệm này được chú ý rộng rãi từ năm 2010, khi đạo diện đại tài Christopher Nolan chia sẻ ông đã nảy ra ý tưởng bộ phim “Inception” từ trải nghiệm cá nhân về một giấc mơ sáng suốt. 

Công dụng của lucid dream 

Quả thực, việc thỏa sức sáng tạo thế giới riêng trong lucid dream có thể cho ta nhiều cảm hứng, ý tưởng mới thậm chí còn được sử dụng như một công cụ để giúp vượt qua nỗi sợ và chữa bệnh. Theo một kết quả nghiên cứu của International Journal of Dream Research, những hiệu quả mà lucid dream thường đem lại nhất:

  • Có thêm niềm vui (81.4%)
  • Biến những giấc mơ tồi tệ và ác mộng thành những giấc mộng đẹp và thoải mái hơn (63.8%)
  • Giải quyết vấn đề (29.9%)
  • Nảy sinh những ý tưởng mới hoặc có cái nhìn sâu sắc hơn (27.6%)
  • Luyện tập những kỹ năng (21.3%)lucid dream

Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được trải nghiệm thú vị này. Ước tính một nửa dân số thế giới trải qua mơ tỉnh ít nhất một lần trong đời và khoảng 23% trải qua giấc mơ sáng suốt mỗi tháng. 

Cách để có giấc mơ sáng suốt

Tuy tỷ lệ trải nghiệm giấc mơ sáng suốt khá thấp nhưng chúng ta vẫn có thể luyện tập để làm tăng số lần bạn “tỉnh trong mơ”:

Có nhiều hơn giấc ngủ REM: cách tốt nhất để có nhiều hơn giấc ngủ REM là tăng chất lượng giấc ngủ của bạn mỗi tối. Hãy cải thiện thói quen ngủ của bạn bằng cách tuân theo một lịch trình ngủ nhất quán, tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, bỏ các bữa ăn nặng và caffein vào cuối ngày, đồng thời duy trì một không gian ngủ thoải mái. 

Ghi nhật ký giấc mơ: một vài người cho thấy rằng việc duy trì nhật kí giấc mơ giúp họ tăng khả năng trải nghiệm lucid dream.Thói quen tập trung vào những giấc mơ có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về trải nghiệm khi nó xảy ra. 

Thực hành “ Cảm ứng ghi nhớ” MILD ( Mnemonic induction of lucid dreams ): Với kỹ thuật này, bạn nhắc đi nhắc lại trong đầu trước khi đi ngủ rằng bạn sẽ mơ. MILD dựa trên một dạng của trí nhớ được gọi là bộ nhớ tiềm năng ( prospective memory), hay nói cách khác là khả năng ghi nhớ những sự kiện tương lai, để kích hoạt trạng thái mơ sáng suốt. 

Luyện tập bài kiểm tra thực tế (reality testing): Quá trình này liên quan đến việc kiểm tra trong khi thức và ngủ để xác định xem một người có đang mơ hay không. Ví dụ bạn thử cầm nắm một vật, nếu là mơ, tay bạn sẽ xuyên qua vật đó.

Tuy nhiên, giữa thực và mơ luôn có ranh giới, không nên chìm đắm trong niềm vui thế giới tưởng tượng khiến bạn đánh mất khả năng đánh giá và nhận thức trong cuộc sống thực. Thỉnh thoảng, bất ngờ được trải nghiệm một “giấc mơ tỉnh” sẽ giống như một viên kẹo ngọt cho tinh thần, hãy nhớ, ăn nhiều đường bạn sẽ bị sâu răng.

Sự thông đạt qua những biểu tượng trong giấc mơ từ cuốn “Con người và biểu tượng”.

Đọc thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI