Trang chủTin tứcChuyện tình có thật trong "Thợ xăm ở Auschwitz"

Chuyện tình có thật trong “Thợ xăm ở Auschwitz”

Rất nhiều độc giả say mê câu chuyện tình cảm động thời Thế chiến thứ hai trong “Thợ xăm ở Auschwitz”. Nhưng không phải ai cũng biết tác phẩm này được viết dựa theo một câu chuyện tình có thật.

Tác giả Heather Morris tại hiện lại khung cảnh lịch sử thời Thế chiến thứ hai tại trại tập trung Auschwitz – trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã và cuộc tấn công của quân Liên Xô năm 1945. Phần lớn những sự kiện trong sách đều được nữ tác giả ghi chép từ lời kể của Lale Sokolov trong suốt ba năm. Trong những năm cuối đời, mỗi tuần ông đã dành ra nhiều giờ để kể cho Morris về thời niên thiếu, những ký ức chiến tranh và mối tình với người vợ yêu dấu.

thợ xăm ở Auschwitz

Thợ xăm Auschwitz

Lale Sokolov tên khai sinh là Ludwig Lale Eisenberg, sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Slovakia vào năm 1916. Năm 1942, khi 26 tuổi anh bị đưa tới Auschwitz và bị gọi bằng số hiệu 32407. Ban đầu công việc của Lale là xây dựng các khối nhà giống như những tù nhân khác. Nhưng sau đó, anh bị nhiễm thương hàn và được chăm sóc bởi thợ xăm trại tập trung là một người Pháp tên Pepan. Pepan đã thu nhận Lale làm trợ lý và truyền nghề cho anh.

Đến một ngày, Pepan biến mất. Ngay cả Lale cũng không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhờ thông thạo nhiều thứ tiếng (tiếng Slovakia, Đức, Nga, Hungary và một chút tiếng Ba Lan), Lale trở thành thợ xăm chính của trại tử thần.

Khi các tù nhân bị đưa đến trại Auschwitz, họ bị bắt lao động khổ sau hoặc bị hành quyết ngay lập tức. Họ bị cạo đầu, nộp tư trang và sắp hàng để bị xăm mã số lên người. Chỉ những người bị đưa đến các buồng khí gas hoặc những tù nhân gốc Đức cho đi cải tạo mới không trải qua thủ tục này. Sau khi bị xăm số lên người, họ như mất đi tên của chính mình, thay vào đó bị gọi bằng những con số.

Thợ xăm ở Auschwitz
Công việc xăm số hiệu cho tù nhân

Trong hai năm làm thợ xăm chính, Lale đã xăm hình cho hàng ngàn tù nhân với sự trợ giúp của các trợ lý. Anh sống xa cái chết hơn các tù nhân khác, được ăn uống trong tòa nhà hành chính và có khẩu phần nhiều hơn. Tuy nhiên, cuộc sống của Lale vẫn luôn bị đe dọa bởi những kẻ thù ghét.

Tác giả Morris từng nói “Lale không bao giờ coi mình là kẻ đồng lõa với phát xít. Ông ấy làm vậy để sống sót.”

Chuyện tình bí mật

Tháng 7/1942, Lale được trao một mảnh giấy với 5 chữ số 34902. Đã quen với việc xăm hình cho những người đàn ông, nên khi nắm lấy cánh tay mềm yếu của một cô gái, anh thấy kinh hoàng.

Cô gái ấy là Gita Fuhrmannova, ở trại tập trung phụ nữ Birkenau. “Tôi xăm mã số lên tay trái Gita, và cô ấy xăm tên mình lên trái tim tôi” Lale nhớ lại. Lale đã bí mật gửi thư và gặp Gita bên ngoài trại của cô. Anh cố gắng chăm sóc, lén mang đồ ăn và giúp cô được chuyển tới một trại làm việc tốt hơn.

Năm 1945, trước cuộc tấn công của Liên Xô, Đức quốc xã bắt các tù nhân rời khỏi trại Auschwitz. 

Lale và Gita bị đưa đến hai nơi khác nhau. Sau đó, Lale được trở về quê hương tại Krompachy ở Tiệp Khắc. May mắn chị gái anh vẫn sống sót và ngôi nhà ấu thơ của họ vẫn còn.

Nhưng hình ảnh của Gita luôn canh cánh trong lòng, Lale đã quyết định tới Bratislava, điểm đến của nhiều người sống sót quay về quê nhà ở Tiệp Khắc. Anh đã đợi ở ga xe lửa hàng tuần lễ cho đến khi người quản lý nhà ga khuyên anh nên đến khu của hội Chữ thập đỏ. 

Trên đường tới đó, một người phụ nữ băng qua đường trước xe ngựa của anh, không ai khác chính là Gita.

Thợ xăm ở Auschwitz

Hai người kết hôn vào tháng 10/1945 và sống tại Tiệp Khắc. Sau đó họ chuyện đến Vienna, Paris và cuối cùng định cư tại Sydney. Lale mở cửa hàng kinh doanh vải còn Gita thiết kế trang phục. Năm 1961, họ có một bé trai tên là Gary.

Mua sách Thợ xăm ở Auschwitz giảm 35% tại đây

Câu chuyện tình nhiều trắc trở và cảm động ấy gieo giắc hy vọng về tình yêu và sự tự do trong những giai đoạn khổ đau. “Thợ xăm ở Auschwitz” đã miêu tả thành công một tình yêu kỳ diệu nảy nở giữa bầu không khí chiến tranh đau thương, cảnh giam cầm con người ngột ngạt. Những chi tiết bạo lực, man rợ về nạn diệt chủng cũng được cho là đã được lược bỏ để phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tổng hợp

Đọc thêm

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI