Trang chủTin tứcCó thể bạn chưa biết?Existential crisis là gì? Bạn có đang gặp khủng hoảng hiện sinh?

Existential crisis là gì? Bạn có đang gặp khủng hoảng hiện sinh?

Hầu hết chúng ta đều đã trải qua lo âu, trầm cảm và căng thẳng tại một số thời điểm trong đời. Với nhiều người, đó là những cảm xúc ngắn hạn và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. 

Nhưng với những người khác đó là những cảm xúc  tiêu cực dẫn đến tuyệt vọng sâu sắc khiến họ tự đặt câu hỏi vị trí của mình ở đâu trong cuộc đời này? Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi existential crisis hay khủng hoảng hiện sinh.

Cụm từ này xuất hiện lần đầu trong văn bản từ những năm 1930 được dùng theo nghĩa đen để miêu tả quá trình người Do Thái cố gắng sống sót trong nạn diệt chủng dưới thời Hitler. 

Khủng hoảng hiện sinh là gì?

Existential crisis, khủng hoảng hiện sinh, là cảm giác bất an mà mọi người trải qua về ý nghĩa, trách nhiệm và sự tự do trong cuộc sống. Sự lo lắng này khiến ta cảm thấy cuộc sống và sự tồn tại thật vô nghĩa.

Nỗi khủng hoảng mục đích sống có xu hướng phát sinh trong quá trình trải qua và thích nghi với một hoàn cảnh mới khó khăn, gây cảm giác mất an toàn, khi mà những nền tảng được xây dựng làm chỗ dựa cho cuộc sống chúng ta bỗng nhiên sụp đổ. 

Một số nguyên nhân có thế “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng này có thể kể đến như:

  • Cảm giác tội lỗi vì một điều gì đó.
  • Mất người thân hoặc bản thân đối mặt với bệnh tật, tuổi tác.
  • Những thay đổi lớn đột ngột trong cuộc sống: chuyển nơi ở, thay đổi công việc, các mối quan hệ,…
  • Không cảm thấy thỏa mãn về mặt xã hội.
  • Cảm xúc bị dồn nén trong quá khứ.

Phân loại các dạng khủng hoảng hiện sinh

  1. Khủng hoảng cảm xúc, trải nghiệm và hiện thân

Nhiều người cố gạt đi những cảm xúc tiêu cực như đau khổ, tức giận,… vì cho rằng điều đó sẽ giúp họ hạnh phúc hơn. Nhưng cảm xúc  tiêu cực và tích cực luôn song hành như hai mặt của đồng xu, cố kìm nén một mặt bạn chỉ nhận về cảm giác vui vẻ khiên cưỡng, giả tạo. Những người đánh mất trải nghiệm hạnh phúc thực sự sẽ cảm thấy lạc lõng và trống rỗng.

Mặt khác, thể hiện cảm xúc và thừa nhận cảm giác đau đớn, bất mãn và không hài lòng có thể mở ra cánh cửa để phát triển cá nhân, cải thiện cách nhìn về cuộc sống.

  1. Khủng hoảng tự do và trách nhiệm

Ai cũng có quyền tự do đưa ra lựa chọn riêng, hầu hết mọi người mong muốn nhận được sự tự do này hơn là để ai đó quyết định thay cho họ. 

Tuy nhiên, việc tự do lựa chọn cũng đi liền với trách nhiệm cho những quyết định ấy. Đối với nhiều người, họ quá lo lắng với những kết quả không chắc chắn hoặc tồi tệ có thể xảy ra do quyết định của mình. Điều này khiến họ nghi ngờ chính bản thân và cuộc sống nói chung.

khủng hoảng hiện sinh

  1. Khủng hoảng kết nối và cô lập

Ngay cả khi bạn tận hưởng sự cô độc hay thời gian ở một mình đến đâu thì con người cúng là những sinh vật xã hội. Những mối quan hệ gắn bó có thể hỗ trợ tinh thần, cảm xúc cho bạn, đem đến sự hài lòng và niềm vui nội tâm.

Tuy nhiên, các mối quan hệ không phải lúc nào cũng bền vững. Sự mất kết nối (ví dụ như mất người thân, mối quan hệ tan vỡ, khó hòa nhập với cộng đồng,…) có thể dẫn đến sự cô đơn, dằn vặt, khiến nhiều người cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa.

  1. Khủng hoảng về cái chết

Khủng hoảng hiện sinh có thể xảy ra khi con người bước sang một độ tuổi nhất định. Ví dụ, khi bước qua sinh nhật thứ 50 có thể bạn phải đối mặt với thực tế rằng bạn đã đi qua một nửa đời người, và đặt ra câu hỏi về nền tảng cuộc đời mình. 

Những suy ngẫm về ý nghĩa của sự sống và cái chết khiến bạn đặt ra câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra sau khi chết”. Nỗi sợ và nhận thức về sự hiện hữu của cái chết khiến bạn trở nên lo lắng, bất an. Loại khủng hoảng này cũng có thể xảy ra sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nan y, khó chữa.

  1. Khủng hoảng ý nghĩa cuộc sống

Việc xác định được mục đích và ý nghĩa cuộc sống tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh và hy vọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã tìm được câu trả lời cho những câu hỏi như “Mình sinh ra để làm gì?”, “Ý nghĩa của cuộc sống này là gì”,… Không ai muốn sống một cuộc đời vô nghĩa, đặc biệt với những người chưa đạt được những thành tựu đáng kể, những câu hỏi này càng xoáy sâu vào họ. Những điều này khiến chúng ta không ngừng lo lắng và đặt câu hỏi về sự tồn tại của bản thân.

Các triệu chứng của khủng hoảng hiện sinh

Làm sao để phân biệt cảm xúc lo lắng, trầm uất nhất thời khi cuộc sống của bạn chệch hướng với việc bạn đang trải qua cuộc khủng hoảng mục đích sống? Hãy xem những dấu hiệu của khủng hoảng hiện sinh dưới đây: 

Lo lắng kéo dài

Sự lo lắng này khác với căng thẳng hàng ngày ở chỗ mọi thứ đều có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng, kể cả chính sự tồn tại của bạn. Bạn có thể tự hỏi: “Mục đích của cuộc sống là gì và tôi thuộc về đâu?”

Trầm cảm

Bạn có thể bị trầm cảm khi rơi vào khủng hoảng hiện sinh. Các triệu chứng cụ thể bao gồm mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác vô vọng và buồn dai dẳng. Trong một số trường hợp, trầm cảm khủng hoảng hiện sinh có thể khiến bạn hối hận về những điều trong quá khứ và dẫn đến ý định tự sát.

Cảm giác vô vọng do khủng hoảng gây ra có liên quan sâu sắc đến cảm giác về một cuộc sống vô nghĩa. Bạn có thể đặt câu hỏi về mục đích của tất cả: “Có phải tôi sống chỉ để làm việc, thanh toán các hóa đơn, và cuối cùng là chết?”

Ám ảnh rối loạn cưỡng chế (OCD)

Đôi khi, câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống trở thành gánh nặng, lặp đi lặp lại trong đầu hoặc khiến tâm trí bạn không thể nghỉ ngơi cho đến khi tìm được câu trả lời. Hiện tượng này được gọi là OCD hiện sinh, xảy ra khi bạn bị ám ảnh hoặc cưỡng chế về ý nghĩa cuộc sống.

khủng hoảng hiện sinh

Cách vượt qua khủng hoảng hiện sinh

Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng này:

Thay đổi thái độ

Khi những sự kiện không hay xảy đến, điều quan trọng là thái độ của bạn khi đối diện với điều đó. Thay vì chìm đắm trong cảm giác đau khổ, lo âu, hãy xem đó là cơ hội để bạn tìm ra được thêm những bài học mới và trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc, vui vẻ. 

Viết nhật ký biết ơn

Cuộc sống của bạn có thể ý nghĩa hơn bạn nghĩ nếu bạn viết ra mỗi ngày những điều mình biết ơn. Việc viết ra những điều bạn biết ơn, trân trọng cũng góp phần củng cố niềm tin vào cuộc sống và mong muốn thay đổi để sống trọn vẹn hơn

Kết nối với mọi người

Khủng hoảng hiện sinh có thể xảy ra khi bạn bị mất kết nối. Vì vậy, khi nhận thấy mình đang trải qua cơ khủng hoảng này hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hay các chuyên gia tâm lý. Những người thân yêu và những cộng đồng có trải nghiệm tương tự bạn có thể chia sẻ sự đồng cảm, lắng nghe và giúp bạn cảm thấy ổn hơn. 

Khám phá và tìm hiểu bản thân

Dành thời gian để khám phá và tìm hiểu bản thân có thể giúp bạn nhận ra giá trị của mình và đẩy lùi cơn khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc tìm hiểu bản thân hãy hỏi bạn bè và gia đình bạn về những phẩm chất và tác động của bạn đến cuộc sống của họ để có thêm một góc nhìn khách quan. 

Thực hành chánh niệm

Bạn có thể thiền chánh niệm hàng ngày để trân trọng và quan sát suy nghĩ của bản thân. Bằng kỹ thuật thở sâu, nhận thức về cơ thể và tâm trí, thiền chánh niệm có thể giúp bạn giảm căng thẳng âu lo, tăng tập trung. 

Nếu quá bận rộn, hãy thực hành chánh niệm trong mỗi hành động nhỏ hàng ngày bằng việc tập trung và tận hưởng từng giây phút ở hiện tại bằng tất cả các giác quan.

Tìm đáp án cho những câu hỏi nhỏ hơn 

Một phần sức nặng của khủng hoảng hiện sinh là cố gắng tìm kiếm một câu trả lời duy nhất cho một câu hỏi quá khó hoặc quá phức tạp. Điều này chỉ khiến bạn trở nên lo lắng và tuyệt vọng hơn.

Thay vì như vậy, hãy chia câu hỏi lớn này thành các câu hỏi nhỏ hơn và tìm câu trả lời cho chúng. Những câu hỏi nhỏ sẽ giúp bạn ghép lên một bức tranh lớn, tương tự như việc cuộc sống chúng ta định hình từ những thói quen nhỏ. 

Những câu hỏi nhỏ này có thể tập trung vào những điều tích cực mà bạn đã thực hiện, trong khi những mặt tích cực này thường bị bỏ qua khi chúng ta cố tình tìm đáp án cho những câu hỏi lớn.

Mua sách “Thức tỉnh mục đích sống” giảm 23%

Đọc thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

TIN NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI