Dazai Osamu được biết đến như một nhà văn xuất sắc trong thời kỳ hậu thế chiến thứ hai của Nhật. Ông được đọc giả Việt Nam biết đến qua các tác phẩm như “Tà Dương”, “Nữ sinh” và “Thất lạc cõi người”.
Các tác phẩm của Dazai được đọc giả Nhật yêu thích, ông được coi là nhà văn tiêu biểu cho Vô Lại Phái và từng được đề cử giải thưởng Akutagawa. Trái ngược với sự nghiệp lừng lẫy của mình, đợi tư của ông lại vô cùng phức tạp, khiến nhà văn nhiều lần có ý định tự t.ử.
Tuổi trẻ lạc lối
Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shuji, ông là người con trai thứ 10 trong số 11 người con của một gia đình danh giá. Cha của ông là địa chủ, thành viên Hạ viện, chủ tịch Ngân hàng, giám đốc công ty đường sắt.
Từ nhỏ, Dazai đã học tập chăm chỉ và đạt được nhiều thành tích cao. Ngay từ những năm trung học ông đã bộc lộ niềm yêu thích văn chương và thường xuyên sáng tác, làm báo.
Tuy nhiên, vào năm 1927, nhà văn Akutagawa Ryunosuke – người mà Daiza luôn mến mộ và có tầm ảnh hưởng với ông đột ngột qua đời vì tự tử. Cú sốc này khiến Dazai chán chường, chìm đắm trong rượu chè, nghiện ngập. Cùng khoảng thời gian ấy, ông cũng say mê geisha Oyama Hatsuyo nhưng bị gia đình kịch liệt phản đối.
Vào tháng 12 năm 1929, trước kỳ thi tốt nghiệp cho rằng mình không thể vượt qua được, Dazai Osamu đã tự tử bằng thuốc ngủ nhưng may mắn được cứu sống. Ông sau đó đã tốt nghiệp vào năm tiếp theo và ghi danh vào trường Đại học Đế quốc Tokyo, chuyên ngành văn chương Pháp.
Trong thời gian này, ông tham gia tích cực trong hoạt động ủng hộ giai cấp vô sản trong khi gia đình thuộc giai cấp tư sản điển hình. Thậm chí, nhà văn cũng từng bị bắt giam vì hoạt động này.
Hôn nhân bi kịch
Bỏ bê việc học, chung sống với người phụ nữ không được gia đình chấp nhận, anh trai cả Tsushima Bunji đã thương lượng yêu cầu Dazai chia tay Oyama và chuyên tâm vào trường lớp. Tuy nhiên Dazai không đồng ý nên đã bị Bunji xóa tên khỏi sổ hộ khẩu.
Quá suy sụp và chán chường, Dazai thường xuyên lui tới một quán cafe và kết bạn với Atsumi Tabe – một nhân viên phục vụ tại đây. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1930, ông và Atsumi Tabe được phát hiện uống calmotin tự sát trên bãi biển. Atsumi đã chết còn Dazai được cứu sống.
Ông bị bắt vì tình nghi mưu sát Atsumi nhưng được Bunji cố gắng giúp thoát khỏi hiềm nghi. Tuy nhiên, tình cảm giữa Oyama Hatsuyo và Dazai cũng rạn nứt khi ông có ý định tự sát với người phụ nữ khác.
Cuối năm 1935, Dazai Osamu và Oyama Hatsuyo tổ chức đám cưới. Sau cú sốc không tốt nghiệp được và thi trượt vào tòa soạn Tokyo, nhà văn treo cổ tự vẫn nhưng được cứu sống kịp thời. Sau đó, ông mắc bệnh rồi nghiện thuốc giảm đau cho chứa chất gây nghiện đến
Sau khi xuất viện, ông vô tình phát hiện được vợ mình đã ngoại tình. Quá giận dữ và chán nản, ông và vợ cùng nhau tự sát nhưng đều sống sót. Nỗi đau quá lớn vì bị người yêu phản bội, gia đình từ bỏ đã trở thành chất liệu để ông viết những tác phẩm sâu sắc, giàu cảm xúc.
Tái hôn và nguồn cảm hứng sáng tác Tà Dương
Vào năm 1939, ông kết hôn với Ishihara Michiko thông qua giới thiệu. Mặc dù gia đình ấm êm, nhưng Dazai vẫn có quan hệ tình cảm với những người phụ nữ khác.
Trong thời gian chiến tranh nổ ra, ông và nhân tình Ota Shizuko tạm thời chia cách. Sau đó, hai người đã liên lạc được với nhau tại trại sơ tán. Ông đã mượn cuốn nhật ký của tình nhân để lấy cảm hứng cho tạo nên tác phẩm “Tà Dương”.
Sau này, ông tình cờ quen một góa phụ là Yamazaki Tomie. Qua một thời gian tiếp xúc, Tomie yêu say đắm Osamu bất chấp ông đã có vợ con. Hai người sau đó đã dọn ra ở riêng. Lúc này, Dazai đã mắc phải bệnh lao khá nặng, Tomie đã tận tình chăm sóc, thậm chí còn gửi tiền chu cấp cho các con ông.
Sau chiến tranh, gia đình ông rơi vào khánh kiệt, Dazai phải gánh một khoản nợ thuế khổng lồ. Bệnh tình ngày càng nặng, suy ngược cả về thể chất lẫn tinh thần, Dazai và Tomie đã quyết định kết thúc cuộc đời tại một hồ nước.
Trái ngược với cuộc đời nhiều đau khổ, tuyệt vọng, hiện thực cuộc sống là chất liệu giúp Dazai thăng hoa trong nghệ thuật.
Đọc thêm: